10/05/2022

PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ BAO BÌ NHỰA HIỆN NAY

1. Khả năng tái chế bao bì nhựa

Không phải bất cứ loại bao bì nhựa nào cũng có thể tái chế được. Cụ thể ở đây bao bì nhựa sẽ được chia ra thành 7 loại và có loại tái chế được nhưng vẫn có những loại nồng độ chất phụ gia rất cao nên rất khó để tái chế lại. Đó là:

  • Bao bì nhựa số 1 gọi là PET hoặc PETE: Đây chính là loại bao bì an toàn cho thực phẩm, nó rất dễ dàng trong việc tái chế. Thường loại này chính là chai nước ngọt, chai nước súc miệng hoặc là bao bì hộp.
  • Bao bì nhựa số 2 gọi là HDPR: Đây là bao bì với màu đục còn bề mặt thì lại trơn tru, khó có thể tích tụ vi khuẩn cũng như ít bị thấm nước vào. Loại bao bì này được đánh giá là an toàn nhất trong tất cả các loại. Chúng ta thường thấy nó dùng đựng sữa chua, ngũ cốc hoặc hộp sữa…Với loại này sẽ rất dễ dàng trong việc tái chế thành bàn, ghế, bút hay hàng rào…
  • Bao bì nhựa số 3 gọi là PVC: Thường được dùng làm màng bọc thực phẩm, thiết bị y tế hoặc là áo mưa… Nó có mức giá rẻ nhưng chứa nhiều độc tố do vậy ít người dùng đến.
  • Bao bì nhựa số 4 là LDPE: Là loại dùng sản xuất các loại chai có thể ép hay giấy gói thực phẩm. Loại bao bì này được đánh giá an toàn với người dùng nhưng nó lại gây ra khó khăn trong quá trình tái chế.
  • Bao bì nhựa số 5 là PP: Đây là dòng sản phẩm thân thiện nhất cùng môi trường và đồng thời còn dễ dàng tái chế. Nó được dùng để sản xuất chai đựng nước lọc hoặc chai thuốc, ống hút…
  • Bao bì nhựa số 6 là PS: Là loại bao bì dùng một lần và dòng sản phẩm khi bị phân giải nó có thể gây hại cho cơ thể bởi chứa nhiều chất kiềm cùng acid mạnh. Loại bao bì này khó tái chế hơn nữa còn gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường thiên nhiên.
  • Bao bì nhựa số 7: Là dòng bao bì mang hợp chất khác thường nó là nhựa PC và đây là loại nhựa gây hại cho sức khỏe con người nghiêm trọng.

2. Phương pháp tái chế bao bì nhựa hiện nay trên thị trường

a. Phương pháp tái chế cơ học

  • Đây là phương pháp được xem đơn giản, phổ biến nhất và được dùng đối với những chất thải nhựa. Phần lớn các chất thải nhựa đều được tái chế theo phương pháp này đó là chất thải nhựa công nghiệp. Là loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến cũng như phân phối những sản phẩm nhựa. Loại này dễ dàng tái chế do hàm lượng bụi bẩn cùng tạp chất khá thấp.

b. Phương pháp tái chế hóa học

  • Phương pháp Monome hóa: Là phương pháp khôi phục monome thông qua việc khử trùng polypme hóa. Nghĩa là sẽ tiến hành phân hủy hóa học các sản phẩm nhựa PET phế liệu và sau đó sẽ dùng chúng sản xuất các sản phẩm PET ấy. Đây chính là một vòng tuần hoàn tái chế giúp giảm thiểu quá trình khai thác nguyên liệu khác. Nó được đánh giá mang đến tính kinh tế cao cực kỳ.
  • Phương pháp tái chế bằng lò lò luyện sắt, luyện gang thép. Bởi mọi bao bì nhựa cùng sản phẩm làm từ nhựa nó đều được làm bởi dầu mỏ cùng khí đốt tự nhiên. Do vậy chúng ta có thể dùng chúng thay cho than cốc để làm chất khử bên trong lò luyện sắt. Nó còn được gọi với tên là khử Hydroclorua và đã được chứng nhận từ Viện quản lý chất thải nhựa.
  • Phương pháp khí hóa là cách chuyển nhựa thành khí từ đó tạo thành nguyên liệu thô của ngành công nghiệp hóa chất. Hiện tại phương pháp này được Nhật Bản nghiên cứu phát triển phổ biến.

c. Phương pháp tái chế nhiệt

  • Cuối cùng đây là phương pháp dùng nhựa làm nguyên liệu chính giúp thu hồi năng lượng. Lý do là vì nhựa mang đến hiệu suất tỏa nhiệt cao cực kỳ. Ở đây giá trị năng lượng bao bì nhựa sẽ tương đương hoặc là lớn hơn so với than. Vì vậy nó được dùng chủ yếu với mục đích sưởi ấm hay là chạy máy phát điện.
Chia sẻ:

Bình luận